Đi tìm định nghĩa ĐẸP trong thiết kế logo

Đã bao giờ bạn gặp yêu cầu thiết kế phải tạo ra một logo ĐẸP hoặc đại loại là thẩm mỹ cao?

Câu trả lời chắc chắn là có

Đẹp được định nghĩa thế nào? Bài viết này sẽ chỉ ra vài tiêu chí giúp bạn tìm đến cái ĐẸP

477a3c5f4b12630e136cfe3c57bcdf9a

Tiếng Anh có câu “Beauty is in the eye of the beholder” đại ý có nghĩa là vẻ đẹp nằm trong mắt người xem, đơn giản vì mỗi người có cách cảm nhận, suy nghĩ về một thiết kế theo một cách khác nhau, vậy nên điều đầu tiên trong xác định cái đẹp là trả lời câu hỏi: Logo này đẹp với ai? – Một nghịch lý là dù bạn có chuyên môn cao đến mấy về truyền thông thị giác thì cái đẹp trong mắt bạn chưa chắc đã làm hài lòng khách hàng, bạn có thể đặt ra hàng tá lý thuyết giải thích cho việc logo này có ích về mặt nhận diện nhưng khách hàng thấy không đẹp có nghĩa là không đẹp.

Vậy nên việc tạo ra bộ mặt của thương hiệu phải có sự dung hoà giữa những ý niệm, hình ảnh mong muốn của khách hàng và chuyên môn của người thiết kế, nếu khả năng pha trộn đó càng nhuần nhuyễn bạn càng có cơ hội nhận được cái gật đầu từ khách hàng, ngược lại có thể bạn sẽ phải đổi mặt với kiếp sửa triền miên cho đến khi bạn tự bỏ cuộc =))

clock_time

Câu hỏi thứ 2 cần trả lời là “Đẹp khi nào” cái đẹp luôn biến thiên theo thời gian, bạn chỉ cần so sánh tấm hình chụp kỷ niệm cấp 3 và hình ảnh của bạn bây giờ sẽ thấy sự thay đổi đó khủng khiếp thế nào =)) Trong thiết kế cũng vậy, chúng ta luôn có những xu hướng, trào lưu, tuy nhiên điều đó không đúng khi bạn thiết kế một thương hiệu, nếu như bạn cố gắng để tạo ra một thiết kế hot trend, có nghĩa là nó sẽ lỗi thời, lạc hậu rất sớm, tất nhiên việc rebrand cũng cần thiết với một thương hiệu khi tầm nhìn, sứ mệnh, sản phẩm, dịch vụ thay đổi nhưng nó không thể diễn ra mỗi quý hoặc mỗi năm một lần.

Trả lời câu hỏi này giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng màu sắc và các yếu tố thiết kế khi tạo ra logo và bộ nhận diện thương hiệu không lỗi thời sớm mà vẫn thể hiện được giá trị cốt lõi của thương hiệu.

1200px-logo_nike-svg

Swoosh của Nike được tạo ra từ năm 1971 cho đến ngày nay vẫn là một biểu tưởng không thể lỗi thời thể hiện đúng tính chất motion và speed của hãng sản xuất đồ thể thao hàng đầu thế giới.

 

target-20

Việc hiểu về đối tượng và thời gian cho bạn rất nhiều cơ sở để tạo nên một logo đẹp. Khái niệm về cái đẹp còn rộng lớn vô cùng khi càng nhiều người tham gia vào dự án, việc cân nhắc các yếu tố tiếp theo quyết định đến cái đẹp sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệp chinh chiến các dự án của bạn. Riêng bản thân mình có các lời khuyên cho các bạn khi đánh dự án như sau:

  1. Hãy đặt hết tâm huyết, khả năng của bạn vào sản phẩm nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều
  2. Lắng nghe, hãy lắng nghe thật kỹ để hiểu khách hàng nói, đừng blame quá sớm
  3. Chúng ta không thể đưa ra định nghĩa đẹp chính xác nhưng hãy định hướng, khách hàng sẽ tin bạn nếu bạn có một kỹ năng đàm phán và thuyết phục tốt
  4. Đừng tin tuyệt đối vào những brief đầu tiên, hãy đảm bảo bạn hiểu khách hàng của mình là ai và taste của họ thế nào trước

Chúc các bạn sớm tìm được con đường đến cái đẹp!

Ảnh: Sưu tầm internet

 

 

You get what you pay for!

28619308_1372080782897133_5489574523765150701_oCuối năm và đầu năm là thời điểm tuyển dụng rất nhiều không chỉ graphic design mà các vị trí khác cũng vậy, mình được nhờ tìm kiếm hoặc giới thiệu người phù hợp cho các công việc thiết kế, đồng thời cả những lời than phiền về chất lượng của freelancer bây giờ như là: freelancer không đảm bảo deadline, freelancer vô trách nhiệm, freelancer bla bla…

Mình đã từng sắm cả 2 vai: client và freelancer nên viết bài này không để minh oan cho anh em đang làm freelance design vì thực tế những gì khách hàng than phiền có thật, nhưng điều quan trọng là nó xảy ra khi nào. Những dấu hiệu dưới đây sẽ cho các bạn thấy con đường dẫn đến đổ vỡ thiết kế như thế nào 🙂)

1. Brief sơ sài: 
Nếu như bạn nghĩ việc sáng tạo là phải làm tất cả mọi thứ, như những chiếc máy mua hàng tự động, đút tiền vào và máy nhả thiết kế thì bạn đã nhầm. Việc brief rõ ràng ý tưởng và mong muốn của bạn sẽ giúp designer hiểu sản phẩm, đưa ra định hướng thiết kế phù hợp, nó còn thể hiện trách nhiệm của bạn với thiết kế đó, rút ngắn thời gian phải chỉnh sửa.

Các dấu hiệu đặc trưng của brief sơ sài:
– Tớ không có ý tưởng gì cả, cậu cứ làm cho nó ĐẸP là được
– Làm giống thương hiệu XXX là được
– Cái này đơn giản mà
– Anh tin chú, cứ làm đi
– Làm khoảng 10 mẫu đi, xong chọn 1 mẫu
….

++ Good freelancer sẽ:
– Đặt câu hỏi định hướng giúp khách hàng hiểu về những gì họ muốn đồng thời hiểu thêm về khách hàng, sản phẩm.
– Đưa ra quy trình hoàn thiện sản phẩm rõ ràng, timeline chi tiết

— Bad freelancer sẽ:
– Brief sơ sài thì làm sơ sài
– Giá rẻ bất ngờ

2. Feedback không có tâm:
Sau khi đưa yêu cầu bạn sẽ nhận được sản phẩm nháp đầu tiên, freelancer không dùng chung não với khách hàng nên họ không thể 100% hiểu theo đungs ý của khách hàng, vì thế việc bạn đưa ra những feedback nhằm cải thiện sản phẩm cũng không kém phần quan trọng so với lần brief đầu tiên. Hãy đóng góp ý kiến mang tính xây dựng, đừng đả kích cá nhân.

Các dấu hiệu của feedback không có tâm:
– Xấu, làm lại!!
– Không thích, làm lại!!
– Không phù hợp, làm lại!!
– Cái này tớ làm bằng word cũng được

++ Good freelancer sẽ:
– Khiêm tốn, thật thà, bình tĩnh
– Tiếp tục đặt câu hỏi để tìm ra yêu cầu mới và những điểm khách hàng không ưng

— Bad freelancer sẽ:
– Nghỉ, đ** làm nữa
– Sửa qua loa cho hết lượt sửa (freelancer sẽ quy định số lần sửa sau khi thiết kế)

3. Quy trình thanh toán không minh bạch
Làm tốt thì phải được trả xứng đáng, nếu như bạn không có một cam kết hay lộ trình thanh toán cho những gì designer làm, bạn sẽ gặp khó khăn ngay từ bước đầu tìm kiếm freelancer.

Các dấu hiệu của quy trình thanh toán không minh bạch:
– Cứ làm demo đi, oke sẽ hợp tác lâu dài
– Làm 10 options, options nào được chọn sẽ trả tiền
– Tiền không thiếu, quan trọng là chất lượng (nhưng không đề cập đến ngày trả tiền)

Good & Bad freelancer sẽ: Không nhận job

4. Ép giá, trả giá thấp, đi chợ thiết kế:
Không chỉ thiết kế đâu, khi bạn mua bất cứ sản phẩm gì trên thị trường, có những thứ rẻ bất thường thì chất lượng sẽ rất tởm. Hãy hiểu thị trường, một sản phẩm thiết kế có rất nhiều loại giá đương nhiên tương đương với giá đó là chất lượng, kinh nghiệm của người làm ra nó.

Các dấu hiệu của Ép giá, trả giá thấp, đi chợ thiết kế:
– Deal giá nhiều lần
– Thuê nhiều designer cùng 1 job làm……demo
– Gia tăng yêu cầu sau khi đã chốt budget và số lượng ấn phẩm

++ Good freelancer sẽ:
– Không nhận dự án khi biết có designer khác đang làm
– Nói không với giá chợ, không bán rẻ công sức đồng nghiệp

— Bad freelancer sẽ:
– Phá giá thị trường, làm chi phí thấp với chất lượng thấp
– Làm nhanh, copy sản phẩm

Tóm lại: Quyết định chọn một designer tốt nằm trong tay bạn, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Trước khi quyết định thuê một freelancer thì bạn cần biết bạn đang có gì, và bạn cần gì

You get what you pay for!

Phân cấp thị giác trong thiết kế

Mục đích tối cao của các thiết kế là truyển tải thông điệp mà tổ chức mong muốn đến người dùng hiệu quả nhất có thể. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế của bạn là sắp đặt và phân cấp rõ ràng, bằng việc làm này bạn chỉ cho người xem đâu là điểm quan trọng được nhấn mạnh trong tác phẩm, từ đó truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và chuẩn xác.

untitled-1

Ở cấp độ bố cục, phân cấp thị giác có thể đạt được bằng việc sử dụng tương phản giữa các yếu tố trong thiết kế. Tương phản kích thước, hình dạng, màu sắc hình thành nên thứ tự mà ở đó người xem có thể dễ dàng tiếp thu và phân tích được thông tin. Trong một sản phẩm thiết kế nếu như tất cả yếu tố có cùng kích thước,  hoặc tương tự nhau sẽ làm cho người xem không thể theo dõi được trình tự, gây khó hiểu.

3 yếu tố quan trọng trong việc tạo ra phân cấp thị giác là: Kích thước, màu sắc, vị trí

KÍCH THƯỚC

Kích thước càng lớn càng thu hút sự chú ý (trong hầu hết các trường hợp ) , chính vì thế việc tăng kích thước(size) và tỉ lệ (scale) là cách nhanh nhất, hiệu quả để tạo chú ý cho một yếu tố thiết kế.

Trong ví dụ dưới đây, bằng việc tăng kích thước và tỉ lệ, tác giả đã làm nổi bật tiêu đề và các yếu tố quan trọng trong thiết kế.

58f0aa52189189-590859d796258
https://www.behance.net/gallery/52189189/Festival-Papillons-de-Nuit-2015

 

Ngược lại các yếu tố ít quan trọng sẽ có kích thước bé hơn, điều này giúp người xem theo dõi thông tin dễ dàng, làm nổi bật thông điệp chính trong phân cấp thị giác. Tuy nhiên trong một bố cục ngoài phân cấp thị giác, bạn cần phải quan tâm đến sự cân bằng và hài hòa, tăng kích thước và tỉ lệ nếu không có sự tính toán cân nhắc rất dễ đến việc phá vỡ bố cục mà bạn đã xây dựng từ trước.

MÀU SẮC

Màu sắc đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo tương phản , người ta sử­­­ dụng màu sắc để làm nổi bật hình ảnh và nhấn mạnh các thông tin quan trọng. Đỏ và vàng là hai màu thu hút mắt nhiều nhất.

Việc sử dụng màu sắc cũng giống con dao hai lưỡi, nếu bạn sử dụng quá nhiều màu rất khó để tạo ra phân cấp thị giác, có rất nhiều cách để tạo tương phản và phân cấp thông qua các đặc tính của màu sắc bao gồm:

Nhiệt độ màu (Temperature): Màu sắc có thể lạnh (màu lam và lục), ấm (đỏ, vàng, da cam..) hoặc có thể trung tính (đen, trắng, xám..). Khi bạn sử dụng các màu đó với nhau, đặc biệt là các màu tương phản cao, điều này sẽ thu hút rất nhiều lực thị giác.

Trong ví dụ dưới đây việc phối trộn màu cam ấm tạo cảm giác sôi đội và màu xanh sáng nổi bật đã tạo nên một cảm giác thú vị cho người xem, đặc biệt góp phần nhấn mạnh tương phản nhiệt độ màu

4-color-temperature-tb-662x0

Ngược lại việc sử dụng các màu có cùng nhiệt độ màu sẽ tạo cảm giác gắn kết hơn. Trong giao diện web dưới đây, việc dùng các màu trong cùng một khoảng nhiệt độ màu sẽ làm cho các yếu tố thiết kế trở nên thống nhất hơn mà vẫn đảm bảo được sự tương phản.

5-color-temperature-tb-662x0

Vị trí

Khi được kết hợp cùng với các yếu tố thiết kế khác, vị trí góp phần xây dựng bố cục phân cấp trong thiết kế. Cụ thể bằng việc tăng khoảng trắng (Negative space) và đặt đối tượng chính giữa bố cục, người thiết kể chủ đích hướng mắt người xem vào trung tâm từ đó truyền tải thông điệp của tác phẩm.

edf408dffc5523d3856c9b150c0bc95a
Các ấn phẩm quảng cáo của Nike đối tượng chính thường được đặt giữa bố cục, kích thước lớn cùng với hình ảnh độc đáo ngay lập tức thu hút người xem

Vị trí và hướng ngẫu nhiên của các khối hình trong không gian ở phía dưới tạo cho người xem cảm giác về hướng và chuyển động của bên trong thiết kế, sự đa dạng về màu sắc cũng làm cho thiết kế trở nên rất bắt mắt.

1a549f37825343-574dbd7cd854a
https://www.behance.net/gallery/37825343/EY-EXPERIENCED-HIRE-CAMPAIGN

Làm thế nào để kiểm tra mức độ hiệu quả của phân cấp thị giác?

Có rất nhiều phương pháp giúp bạn có thể nhấn mạnh một yếu tố thiết kế nào đó trong sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, nếu như tất cả các yếu tố được nhấn mạnh thì nó sẽ phá vỡ sự phân cấp mà bạn đã xây dựng, trong một thiết kế, mức độ quan trọng của các yếu tố là khác nhau, nếu như tất cả đều được nhấn mạnh thì tất cả sẽ giống nhau, và khi đó thiết kế của bạn rất chật chội. Nguyên lý đơn giản của phân cấp thị giác là, phần thông điệp quan trọng phải được nội bật, ngược lại những phần ít quan trọng hơn cần được xếp sau và chiếm lực thị giác nhỏ hơn.

Nếu như bạn không chắc chắn về thiết kế của mình có thực sự phân cấp, có một cách đơn giản được gọi là “Kiểm tra mờ”: Bạn hãy ngồi ra xa khỏi màn hình máy tính, nheo mắt lại nhìn ấn phẩm cho đến khi mọi thứ mờ đi, lúc này bạn chỉ có thể nhìn hình dáng tổng thể của các yếu tố. Bạn thấy những yếu tố nào còn nổi bật? Đó có phải là yếu tố quan trọng nhất mà bạn muốn người xem nhìn thấy đầu tiên. Nếu câu trả lời là có thì ít nhiều bạn đã có một bố cục phân cấp, ngược lại bạn cần phải sửa đổi thêm chút nữa.

KẾT

Nhiều chữ cái hợp lại thành một từ, nhiều từ hợp lại thành câu văn, câu văn cấu thành đoạn văn và tạo ý nghĩa cho cả một bài văn, thiết kế đồ họa cũng giống như vậy, bằng việc nhào nặn các yếu tố thiết kế, chúng ta tạo ra một sản phẩm truyền thông thị giác mà chỉ bằng việc nhìn người xem có thể hiểu được thông điệp, thông điệp có rõ ràng, dễ hiểu phần lớn thuộc về bố cục của tác phẩm, và sự phân cấp thị giác đóng vai trò rất quan trọng giúp người thiết kế định hướng người xem, kể cho người xem một câu chuyện, thông điệp phi ngôn từ hấp dẫn, thú vị.

Xem thêm:

10 cách thiết kế hình ảnh cực kỳ hiệu quả trên mạng xã hội

Thiết kế hình ảnh sử dụng trên mạng xã hội không còn là điều xa lạ đối với designer, một hình ảnh đẹp, bắt mắt sẽ giúp sản phẩm dễ dàng được đón nhận, là chìa khóa để kết nối giữa khách hàng và thương hiệu. Nghiên cứu cho thấy việc chia sẻ hình ảnh là cách tốt nhất để lan truyềtrên facebook, Twitter.

Làm thế nào để thiết kế một bài post hiệu quả khi có không quá nhiều hình ảnh, một số tip dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó

1.Thay đổi chế độ hòa trộn/ độ trong suốt:

Đây là cách thường xuyên được sử dụng khi bạn muốn sử dụng stock làm nền và nhấn mạnh nội dung chữ,kết hợp với việc lựa chọn màu sắc phù hợp và loại font phản ánh nội dung bạn có thể xây dựng 1 bài post đơn giản mà hiệu quả

socialpost_1

2. Sử dụng icon:

Icon ngày càng trở nên phổ biến bởi tính đơn giản nhưng súc tích của nó, việc sử dụng logo giúp bạn đơn giản hóa nội dung nhưng lại đem đến cho người xem cảm giác rất thú vị, không nhàm chán. Sử dụng icon thậm chí có thể giúp bạn truyền tải cảm xúc bạn muốn.

socialpost_2

 3. Sử dụng background tương phản mạnh với nội dung

socialpost_3

Lựa chọn background là các texture và tạo tương phản mạnh giữa chữ và background không những giúp bạn tránh sự nhàm chán mà còn góp phần truyền tải thông điệp tốt hơn đến người xem.

4. Nhấn mạnh nội dung bằng các hình dạng đơn giản

Sử dụng các hình dạng đơn giản nhằm thu hút sự chú ý của người xem, nếu như ban muốn nhấn mạnh nội dung quan trọng thì đây là cách đơn giản nhất để làm điều đó.

socialpost_11

5. Sử dụng font chữ hiệu quả

Hãy tìm kiếm cho nội dung của mình những font chữ phù hợp, có rất nhiều họ font thú vị thiết kế cho nhiều mục đích khách nhau, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý về độ nhất quán của thiết kế, tránh việc sử dụng quá nhiều font, kết hợp font không hợp lý có thể gây phản cảm cho người xem

socialpost_7

6. Sử dụng hình ảnh cô đọng

Bạn có thể chỉnh sửa stock của mình trước khi sử dụng, cắt ghép để tạo ra hình ảnh sản phẩm rõ ràng, cô đọng, điều này giúp bạn thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn.

pen_5

7. Sử dụng khoảng trắng

33048aa1286f6ea64f687174ba639271

Đừng cố nhồi nhét quá nhiều thông tin vào hình ảnh của bạn, những khoảng trống làm cho thiết kế của bạn trông tinh gọn, giúp người xem dễ dàng tập trung vào thông điệp chính mà bạn truyền tải.

8. Phối trộn màu sắc tương phản

Tương phản màu sắc tốt sẽ giúp thiết kế của bạn dễ nhìn, vì thế người xem có thể theo dõi và hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải, việc xây dựng tương phản tốt còn cho phép bạn gây ấn tượng mạnh với người xem ngay trong lần đầu tiên

contrast_1

9. Xây dựng bố cục chính-phụ rõ ràng:

Để đạt được mục tiêu truyền tải thông điệp thì đây là một điều bạn bắt buộc phải có trong thiết kế, các yếu tố quan trọng cần phải được nhấn mạnh bằng cách sử dụng kích cỡ, màu sắc, vị trí… ngược lại những yếu tố phụ, kém quan trọng hơn cần được sắp xếp gọn gàng, ko làm ảnh hưởng đến yếu tố chính

shoot_for_the_stars_by_1nnu3ndo

10. Sử dụng các đường định hướng

Bạn có thể sử dụng các đường thằng, cong, chéo, hoặc các hình dạng  nhằm định hướng mắt người xem vào vùng thông tin quan trọng trong thiết kế. Trong hình ảnh phía dưới tác giả đã sử dụng các đường xoắn ốc để hướng mắt người xem vào trung tâm của bức ảnh cũng chính là sản phẩm cần quảng cáo.

play-with-oreos-amazing-ads-design-4

Kết

Dùng bằng bất cứ cách nào, việc tạo ra một hình ảnh hấp dẫn, thú vị luôn thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, để tạo ra được một thiết kế phù hợp đòi hỏi bạn phải nghiên cứu, tìm kiếm ý tưởng trước khi bắt tay vào thiết. kế, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ làm nội dung để có được sản phẩm hiệu quả.

Tiêu chí cho một logo tốt?

Dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, làm thế nào để thương hiệu của bạn “được để ý”, cùng với chiến lược bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt, tìm cho mình một logo để lại ấn tượng cho khách hàng là điều bạn cần quan tâm.

Làm thế nào để tạo ra logo ấn tượng  với ngân sách chi tiêu không quá nhiều, các tiêu chí dưới đây giúp bạn trả lời câu hỏi đó

  1. ĐƠN GIẢN

Được giới thiệu vào năm 1960:  nguyên lý K.I.S.S (Keep It Simple, Stupid) được áp dụng triệt để trong thiết kế nội dung của nó nhân mạnh sự đơn giản là mục đích trọng tâm trong thiết kế, những cái phức tạp không cần thiết thì nên tránh.

qs_9f06b116d89b439696d597307fd8bfb1

Thiết kế logo đơn giản không có nghĩa là sơ sài, một logo đơn giản nhưng hàm chứa một thông điệp mà người ta có thể hiểu được từ cái nhìn thoáng qua là một điều rất tuyệt vời, trong quá trình thiết kế.

5-nike
Biểu tượng swoosh tuy đơn giản nhưng để lại ấn tưởng rất sâu sắc cho thương hiệu toàn cầu này.

Sự đơn giản trong thiết kế giúp khách hàng dễ nhớ đến thương hiệu của bạn, tăng khả năng thích ích ttrên nhiều chất liệu quảng cáo và truyền thông.

2. DỄ NHỚ

Não người được thiết kế và  tiến hóa hàng trăm năm để nhận biết mọi vật xung quanh một cách cực kỳ nhanh nhạy, tuy nhiên việc nhớ lại những gì đã nhìn thấy không chủ đích thì rất khó khăn, đa phần khách hàng sẽ quên ngay bạn nếu họ chỉ nhìn thoáng qua sản phẩm của bạn. Khách hàng không nhớ đến bạn có thể họ sẽ không nhớ sản phẩm hoặc hiểu sai về dịch vụ mà bạn cung cấp, điều này có thể gây ra một tệ hại lớn trong chiến dịch marketing của bạn.

Có nhiều cách để tạo một logo dễ nhớ: một trong số đó chính là sự đơn giản như đã nói ở trên, ngoài ra việc sử dụng màu sắc, kết hợp các yếu tố thiết kếtạo ra sự rõ ràng trong thiết k sẽ giúp thương hiệu của bạn ghi điểm trong mắt  khách hàng

memorable-logos
Rất nhiều các thương hiệu lớn chọn hình ảnh đơn giản, rõ ràng, kết hợp  với màu sắc tương phản tốt đã giúp khách hàng dễ dàng nhân ra.

3. LINH HOẠT

Đứng trên góc độ thiết kế, thi công một logo tốt phải thích ứng được trên nhiều flatform khác nhau, dù trên bất kỳ chất liệu gì, bất kỳ hình ảnh, bất kỳ kích thước nào thì logo vẫn được nhận dạng.

Logo của bạn vẫn có thể được nhận diện nếu chỉ in 1 màu? in kích thước bé bằng một cái tem?, in ở biển quảng cáo lớn? in âm bản? – Nếu như câu trả lời là có, chúc mừng bạn logo của bạn ít nhất cũng đã đáp ứng được những chất liệu cơ bản để có thể được nhân diện.

Bỏ qua tính linh hoạt của logo bạn có thể gặp những rắc rối khi triển khai, khi đó việc thay đổi hình ảnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch marketing của bạn, đặc biệt là đối với những khách hàng đã quen với thương hiệu.

Một cách để tạo ra sự linh hoạt khi bắt đầu thiết kế logo là chỉ thiết kế logo phiên bản đen trắng. Điều này cho phép bạn tập trung vào concept và hình dạng logo hơn là sử dụng màu sắc. Logo càng sử dụng ít màu chi phí in ấn càng giảm, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn khi đầu tư lâu dài cho thương hiệu.

b1070056077
Sự đơn giản và rõ ràng tròn hình dạng cho phép thương hiệu sử dụng trên nhiều chất liệu quảng cáo sang trọng, lịch sự mà không ảnh hưởng đến hình ảnh.

4. THÍCH HỢP 

Làm thế nào để đánh giá được một logo thích hợp, giả sử bạn thiết kế logo cho sản phẩm dành cho trẻ em như đồ chơi, kẹo…cần phải sử dụng những hình ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Điều này hoàn toàn không phù hợp khi thiết kế cho một đơn vị tư vấn luật pháp.

photo

Một điều quan trọng nữa mà bạn hay lầm tưởng đó là: logo không nhất thiết phải thể hiện những sản phẩm mà bạn bán hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Bán ô tô không bắt buộc logo phải có hình chiếc xe, bán máy tính không nhất thiết phải sử dụng hình ảnh máy tính trong logo. Mục đích chính của logo là để được nhận dạng và định danh thương hiệu.

Kết

Phải đầu tư thời gian, sự quan tâm, tìm tòi trước khi bắt tay vào thiết kế logo, bạn phải thực sự hiểu đặc trưng và tính chất của sản phẩm. Mỗi người luôn luôn có những quy tắc riêng của mình, nhưng khi thiết kế logo, đơn giản, dễ nhớ, linh hoạt, thích hợp là những điề ưu tiên hàng đầu.

Chuyển động và những kỹ thuật định hướng trong thiết kế

Sự chuyển động được định nghĩa là quá trình vận động, di chuyển làm thay đổi vị trí, địa điểm và tiêu tốn năng lượng của một đối tượng.

1024px-great_wave_off_kanagawa2
The Great Wave off Kanagawa bức tranh in khắc gỗ nổi tiếng của họa sĩ người Nhật Hokusai một trong những bức tranh khắc họa chuyển động tuyệt vời vào những năm 1830 – 1834.

Trong truyền thông thị giác, sự chuyển động được thể hiện trong một bức vẽ, hình ảnh, bìa sách, hay thậm chí một trang tạp chí bằng cách định hướng mắt di chuyển chú ý vào một hoặc nhiều yếu tố đồ họa trong một bố cục. Mắt bạn có thể chú ý vào chính giữa tác phẩm vì có một màu sắc nổi bật, tiếp đó là những dòng chữ tiêu đề in đậm, hay là những hình khối liên tiếp… Đó chính là nhiệm vụ của người thiết kế, họ phải định hướng người xem theo một thứ tự đã được sắp xếp nhằm đạt được kết quả cao nhất.

six_shot_mac_by_megajon

Bức tranh phía trên mô phỏng đơn giản sự chuyển động trong thiết kế của một người đang chạy trốn khỏi những viên đạn. Theo quy luật về sự liên tục của định luật Gestalt chúng ta hình dung sự tiếp diễn của những đường nằm ngang phía sau viên đạn và người đàn ông đang chạy, và vì thế viên đạn có cảm giác đang di chuyển về phía trước. Dù đây là bức tranh vẽ khung hình đứng yên nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được chuyển động vì nó mô phỏng đúng quá trình chạy thực tế. Chúng ta hiểu rằng viên đạn sẽ tiếp tục bay, tóc của người đàn ông đang bay bởi áp lực chạy ngược chiều gió, và hình ảnh dơ chân khiến chúng ta liên tưởng đến quá trình chạy.

vietnam_airlines
Logo cũ của Vietnam Airlines tạo cảm giác chuyển động bởi sử dụng hình ảnh cánh chim đang hướng về phía trước trong biểu tượng. 

Mục đích đầu tiên của việc tạo được sự chuyển động trong thiết kế là định hướng người xem đến bất kỳ thông điệp hình ảnh nào mà tác giả mong muốn. Có rất nhiều cách để tạo định hướng trong đó phổ biến là phương pháp sử dụng các yếu tố thiết kế căn bản như: Màu sắc, hình khối, đường, điểm…

Định hướng chuyển động sử dụng các đường

direction_redarrows5b15d

Với sự đa dạng của mình, việc sử dụng đường để tạo chuyển động và định hướng được xem là phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất. Tập hợp các đường thẳng tạo cảm giác mạnh mẽ, trong khi các đường cong lại tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển trong chuyển động.

28
Mắt người sẽ chú ý đến phần trung tâm của bức ảnh bởi sự định hướng của các đường. Một kỹ thuật phổ biến, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả hiện nay. 

Định hướng chuyển động sử dụng khối hình

Có 2 loại khối hình là: Khối hình học, và khối hình vô định.

Việc sử dụng khối hình học kết hợp cùng với màu sắc sẽ tạo ra một hướng rất rõ ràng. Các khối hình với các cạnh nhọn thường dễ dàng để biểu hiện hướng chuyển động

geometry-design-inspiration-26

Việc sử dụng các khối hình làm mảng chính trong thiết kế không chỉ góp phần định hướng và còn giúp tối giản hóa tác phẩm, mang đến cảm giác chắc chắn, hiện đại trong tác phẩm.

strange-magic

Các yếu tố khác

Khi nói đến chuyển động cũng là một trong những yếu tố tạo nên nhịp điệu (rhythms), các bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật tạo nhịp điệu trong tác phẩm. Trong thực tế bằng việc lặp đi lặp lại các yếu tố thiết kế theo một hướng hoặc một hình dạng nhất định cũng góp phần tạo cảm giác chuyển động và định hướng. Trong bức hình phía dưới bạn có thể dễ dàng hình dung một đường chuyển động nhờ sự lặp đi lặp lại và xếp chồng nhau của các ô vuông.

362927_adgeuyljuzmueldb8moj61spd

Trong phát triển thương hiệu, các công ty muốn sử dụng sự chuyển động để xây dựng hình ảnh năng động, mạnh mẽ cho sản phẩm của mình. Có thể kể đến các ông lớn trong ngành thể thao như: Hình ảnh dấu tích tinh gọn của Nike (Nike Swoosh), 3 kẻ sọc của Adidas, và chú báo sư tử dũng mãnh của Puma…

nike_couponspuma12847

Muốn sáng tạo hãy là những đứa trẻ

Tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người bạn, người anh, chị làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khi họ tham gia lớp học thiết kế của Kewpie, trong chương trình học có 1 phần mà tôi rất tâm đắc, một thử thách yêu cầu học viên phải sử dụng hết khả năng tưởng tượng của mình để tìm ra lời giải cho một câu đố. Thông qua đó tôi thấy cách học viên tư duy và đưa ra lời giải cho bài toán, một điều thú vị là dù ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tôi thấy cách họ tiếp cận vấn đề và giải quyết bài toán là giống nhau.

Tôi cố gắng tìm nguyên nhân của hiện tượng này và câu trả lời là tất cả học viên của tôi đều có 1 điểm chung đó là họ luôn mang theo bên bên mình những khái niệm “đúng đắn”, chính điều khôn ngoan này đã làm họ cảm thấy bối rối khi vượt qua thử thách. Những cách làm, khái niệm “đúng đắn” đã tạo dựng nên nhiều hàng rào để bảo vệ suy nghĩ của con người trước sự biến động, hỗn loạn ngoài kia. Nó làm cho chúng ta cảm thấy yên tâm và tự thỏa mãn cho đến khi vấn đề mới phát sinh. Chúng ta được dạy bút để viết, quần áo để mặc, dép để đi…điều này lặp đi lặp lại hàng ngày, hàng giờ, khiến chúng ta chẳng còn nghi ngờ về những thứ đó nữa, nhưng hãy nhìn những đứa trẻ: chúng dùng bút làm máy bay, dùng quần áo làm bao tải đựng đồ, dùng dép để chơi… trong mắt chúng ta những điều đó thật ngốc nghếch, nó đi ngược với những gì chúng ta được dạy và đang làm.

dare-to-be-different

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là 1 thực thể sáng tạo, nó mang trong mình nguồn sáng tạo vô cùng vô tận bên trong, và chỉ cần một sự kích thích đúng lúc nó có thể châm ngòi cho những phát kiến vĩ đại. Tuy nhiên, trong thực tế điều này không phải lúc nào cũng đúng, sự lớn lên của đứa trẻ chịu sự chi phối của gia đình, nhà trường và hệ thống giáo dục, chúng ta dạy trẻ cách đúng đắn để làm cái này, cái kia và một khi đã học được cách làm chúng giống như những con robot. Điều này tạo cho xã hội một công dân “đúng đắn”, chứ không tạo ra một công dân sáng tạo.

Tại sao những đứa trẻ lại sáng tạo? Chúng ta chỉ lớn lên về cơ thể và vẻ bề ngoài, còn tâm hồn thì vẫn là những đứa trẻ, nó không thay đổi gì cả. Giáo dục đem lại cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm, nhưng những con số, biểu thức, thông tin bản thân nó chẳng mang tính sáng tạo chút nào, nó đơn thuần chỉ là sự ghi nhớ, càng ghi nhớ nhiều bạn càng được nể trọng. Chính vì vậy nếu bạn lớn lên mà đánh mất tâm hồn trẻ thơ thì bạn đã đánh mất sự sáng tạo.

Số không và những câu hỏi

Đối với những đứa trẻ, mọi thứ đều mới, mọi sự vật hiện tượng trên hành tinh này đều là ẩn số, chúng khao khát được khám phá mọi thứ, vì thế bạn sẽ luôn nhận được những câu hỏi như: Tại sao mặt trời lại nóng, tại sao nước biển màu xanh, tạo sao chim lại bay…nó thậm chí khiến bạn bực mình, bối rối. Điều thú vị ở đây là nếu những đứa trẻ ra đời trước bạn, biết đâu chúng sẽ đặt tên mặt trời là mặt vàng, biển là mây, chim là chó…Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, hãy thử tưởng tượng xem thế giới của bạn sẽ bị đảo lộn thế nào.

Việc luôn luôn đặt câu hỏi và quên đi những điều mà bạn đã quá quen thuộc sẽ giúp bạn nhìn sự việc một cách bao quát hơn, nhiều góc cạnh hơn, đó là tiền đề để bạn tìm ra những ý tưởng “out of the box”, bỏ qua những tư duy lối mòn, dập khuôn, hãy luôn nhớ bạn là một đứa trẻ đang tung tăng khám phá thế giới lạ lùng này.

Tư duy đơn giản

Chính sự vô tư trong sáng  đã giúp những đứa trẻ suy nghĩ vô cùng đơn giản, trong mắt những đứa trẻ người lớn là những đối tượng rất khó hiểu, khi nhìn những đứa trẻ nô đùa và chạy nhảy, người lớn thì luôn đặt câu hỏi: “Con chạy đi đâu thế?”. Đối với chúng chạy và nô đùa thì đâu cần mục đích, chúng chẳng chạy đến một cái đích nào cả, chúng tràn trề năng lượng và chúng cảm thấy rất vui vẻ khi nô đùa, đơn giản là như thế. Người lớn thì không vậy, khi lớn lên chúng ta cảm thấy trách nhiệm với bản thân hơn, chúng ta làm việc có mục đích.

creative-child-photography-jason-lee-9

Tôi muốn kết thúc chủ đề bằng 1 câu trích trong cuốn sách mà tôi yêu thích: “Nếu muốn sáng tạo hãy buông bỏ tất cả những gì xã hội làm cho bạn.Khi đó bạn sẽ lại trở nên sáng tạo, bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sôi nổi hào hứng thuở ban đầu…”

Hãy là những đứa trẻ!

Ảnh từ internet

 

Khoảng trắng trong thiết kế

wineneg

Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn vào một tác phẩm bị lấp đầy bởi các yếu tố thiết kế khác nhau, hay thậm chí là chồng chéo lộn xộn?. Đôi khi nhìn một tác phẩm bạn có thể thích hoặc không nhưng chưa biết lý do tại sao, điểm nào làm bạn hứng thú, điểm nào làm bạn không hài lòng? Một trong những điều đó rất có thể là sự xuất hiện của các khoảng trắng.

Khoảng trắng trong thiết kế  (White space) được hiểu là khoảng trống hoặc không gian mở xung quang một đối tượng dùng để định nghĩa nó. Khoảng trắng rất quan trọng đối trong hầu hết các lĩnh vực thiết kế,  nó tinh lọc một thiết kế và đem lại cho các yếu tố khác, như hình ảnh và chữ, khoảng không gian để chúng tồn tại, giúp người xem phân biệt các thành phần và bố cục của thiết kế.

Vì sao khoảng trắng quan trọng?

Dễ nhìn, dễ đọc, dễ thu hút: 

legibility-20110214-152726
Sự khác biệt về khoảng cách dòng làm cho đoạn văn trở nên dễ đọc hơn

Hình ảnh phía trên cho bạn thấy rõ tầm quan trọng của khoảng trắng trong thiết kế chữ, một khoảng trắng vừa đủ sẽ giúp người đọc dễ theo dõi đoạn văn bản có nhiều dòng. Việc sử dụng khoảng trắng kết hợp với sự phân cấp trong thiết kế chữ góp phần quan trọng làm nổi bật nội dung của đoạn văn bản. Đối với những người không chuyên về thiết kế, cách để làm đối tượng nổi bật là làm cho nó to hơn, tuy nhiên sử dụng khoảng trắng cũng có thể đem lại sự nội bật và nhấn mạnh nội dung hiệu quả.

disney
Khoảng trắng không chỉ tạo không gian cho tác phẩm mà còn góp phần nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng
negative5
Một không gian mở luôn tạo cho người xem cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Truyền tải thông điệp hiệu quả: Sử dụng khoảng trắng hợp lý cùng với các nguyên lý truyền thông thị giác căn bản sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của người dùng. Khoảng trắng góp phần hình thành các mảng thiết kế trong tổng thể, nhấn mạnh nội dung, điều quan trọng là bạn không phải tốn quá nhiều công sức cho công việc thiết kế, một sự cân bằng giữa khoảng trắng và đối tượng sẽ làm cho người xem tò mò và dành nhiều thời gian để ngắm nghía tác phẩm của bạn.

 

Tối giản hóa thiết kế: Rất nhiều thương hiệu lớn chọn giải giáp đơn giản hóa thiết kế để xây dựng thông điệp chính cho sản phẩm của mình. Khoảng trống góp phần rất lợn tạo nên không gian cho toàn bộ thiết kế.

ns-vwads_-1024x476

ns-minimalist-1024x895

Định luật Gestalt và khoảng trắng

Proximity: Mắt người có xu hướng gộp những vật thể gần nhau thành một nhóm. Trong hình ảnh phía dưới những chấm tròn bên trái được coi là 1 nhóm vì chúng được sắp xếp gần nhau, trong khi đó những chấm tròn bên phải được coi là 3 nhóm.

law-of-proximity

Khoảng trắng có vai trò quan trọng trong việc phân định ranh giới các đối tượng, hiểu được điều này, design có thể dễ dàng phân chia cấu trúc thiết kế mà không cần phải sử dụng đến các element khác như line hay shape.

Closure: Khi một đối tượng được tạo ra một cách không hoàn chỉnh hoặc bởi những không gian trống không kín, chúng ta có xu hướng nhận biết một cách tổng thể, và điền vào khoảng trống đó một cách tự nhiên để tạo nên hình hoàn chỉnh.

02-closure
Bạn sẽ thấy một hình tam giác trắng dù trên hình gồm 3 hình giống như trò chơi Pac-Man màu đen.  Đồng thời bạn sẽ thấy một chút gấu mặc dù trên hình là những khối shape khác nhau.

Bằng việc góp phần định hình đối tượng, khoảng trắng được sử dụng rất nhiều trong thiết kế logo ứng dụng định luật Closure. Dưới đây là một số logo tiêu biểu cho phong cách này.

negative4

logo21

negative3 nbc-logo

 

 

Figure and Ground: Mắt người nhận biết một đối tượng thông qua hình dạng và những vùng xung quang đối tượng. Một cấu trúc, hình dạng được coi là Figure (đối tượng), ngược lại khoảng xung quanh đối tượng được coi là ground (background). Sự kết hợp hài hòa giữa figure và ground tạo cho thiết kế sự rõ ràng, ngoài ra sự phá cách trong sử dụng chúng đem lại hiệu ứng đặc biệt, thu hút sự chú ý của người xem.

esch

Khoảng trắng không chỉ có màu trắng

c99804a6c3c5f306927d326de9edb6ce

Đây là khái niệm dễ gây nhầm lẫn, vì thế người ta thường sửa dụng “negative space” để nói về những khoảng trống trong thiết kế. Khoảng trắng có thể mang bất kỳ màu sắc, hay textual nào.

034190544f19c32224402e7ed970330f

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết

Khoảng trắng là một khía cạnh thiết yếu trong mọi thiết kế, nó có thể tạo ra sự khác biệt cho các điểm nhấn mạnh, làm thay đổi toàn bộ thiết kế. Bằng cách sử dụng các khoảng trống bạn khuyến khích người xem tìm ra những ẩn ý bên trong thiết kế của mình, điều này không chỉ hấp dẫn người xem mà còn giúp họ có thể nhớ đến thiết kế của bạn lâu hơn bằng chính sự tưởng tượng của họ.

Tham khảo:

 

Yếu tố đường (line) trong thiết kế

Đường là tập hợp của các điểm, là cấu trúc bao gồm chiều dài và độ dày. Đường là một trong những yếu tố thiết kế căn bản nhất hình thành nên các yếu tố phức tạp hơn như: Shape, form…

Đường hiện hữu ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người. Trên bàn làm việc của bạn, trong quán cafe, ở văn phòng…rất nhiều yếu tố tạo nên các đường. Trong thiết kế và nhiếp ảnh đường đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng mắt người xem đến chủ thể mà nhiếp ảnh gia mong muốn.

line-trees-path

Các loại đường phổ biến:

  • Đường thẳng (ngang, chéo)
  • Đường cong (lượn sóng)
  • Đường rích rắc
  • Đường nét đứt

type-of-lines2

Ứng dụng của đường trong thiết kế:

  • Đường thẳng, ngang, chéo

Một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới, tạo cảm giác vững chãi, bởi nó vuông góc với mặt đất và tạo cảm giác mở rộng về phía bầu trời.

59_big

Nhiều đường thẳng cạnh nhau tạo cảm giác vững chãi rõ ràng hơn

1767377292-af0a29801a-832582-5445

Đường thẳng đứng và nằm ngang đều có thể tạo cảm giác di chuyển, dễ dàng định hướng mắt người dùng, tạo điểm nhấn mạnh (focal point).

fpg_eye_red

Các đối tượng nằm song song với mặt đất luôn tạo cảm giác yên bình, chính vì thế các đường nằm ngang đồng thời gợi lên sự di chuyển và yên bình.

924702609_diemnhan_1_jpg_1345173535_480x0

Đường thẳng còn biểu hiện của quyền lực và sức mạnh, sự hiện hữu của các cây vương trượng làm cho các tộc trưởng, các ông vua trở nên quyền lực hơn, nó cũng là biểu hiện của sự lãnh đạo.

holyicons6

Các đường chéo biểu hiện của sự di chuyển và định hướng hành động.

e3e06fc3430bb81e4a12c9614f00e056   xzn3qzr2

  • Đường cong

Đường cong thường mang khá nhiều ý nghĩa, sự mềm mại, uyển chuyển là điều làm người ta liên tưởng nhiều nhất khi nói về đường cong. Những đường cong tạo cảm giác thoải mái, an toàn, đồng thời gợi lại đường cong của cơ thể tạo cảm giác gợi cảm.

1-abstract-curved-lines-diminishing-perspective-ralf-hiemisch

wooden-path-along-lake-example-of-curved-lines-in-photography

  • Đường rích rắc

Là sự kết hợp của các đường chéo giao nhau tại, vì thế nó mang đặc tính của đường chéo, tuy nhiên sự thay đổi hướng liên tục nó có thể tạo ra cảm giác hỗn loạn, cảnh báo sự nguy hiểm.

zig-zags

Phân loại đường theo chức năng sử dụng

Đường đồng mức: Sử dụng để định nghĩa các cạnh, tạo đường bao bên trong hoặc bên ngoài cho đối tượng.

cross-contour-design

Đường chia cắt: Sử dụng để chia, tách tác phẩm, đối tượng thành nhiều phần khác nhau, nó có thể là đường dọc và ngang trong bảng, nó có thể dùng để chặn hướng di chuyển.

watch_poster_design_principle_4_by_jamieceglarski-d6568gy

Đường trang trí: Sử dụng để tô điểm cho đối tượng, các đường đan chéo trong vẽ phác thảo là một trong những ví dụ của đường trang trí

cross-hatching

Đường minh họa: Dùng để ghi lại cấu trúc và chuyển động bằng cách phác thảo nhanh chóng.

Tổng kết

Đường cùng với các yếu tố khác như màu sắc, texture, space…tạo nên các tác phẩm truyền thông thị giác hiệu quả. Đường được sử dụng một cách đơn giản với rất nhiều ý nghĩa và thông điệp khác nhau. Nhiều đường kết hợp có thể tạo ra các pattern tạo thêm nhiều ý nghĩa mới.Vận dụng tốt yếu tố đường trong thiết kế, bạn có thể tạo ra một sản phẩm mang cá tính và phong cách riêng.

Đọc thêm tại:

 

Nguyên lý thiết kế (Design Principles)

Phần 1: Nguyên tắc và nguyên lý trong thiết kế

Bản thân tôi nghĩ việc áp dụng những nguyên tắc và quy định trong thiết kế là không cần thiết, sáng tạo luôn là một trường phái khuyến khích sự mới mẻ, sự đổi thay, cải tiến liên tục. Nhưng tại sao những nguyên lý thiết kế vẫn tồn tại? Trước hết hãy thử tìm hiểu nghĩa của từ “Nguyên Lý” là gì:

Nguyên lý là những luận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên không cần chứng minh, được xác định trong tư duy của con người có chức năng lý giải mọi sự vật hiện tượng.

Nguyên lý và nguyên tắc

Nguyên tắc là những điều cơ bản được một nhóm người thống nhất đặt ra dựa trên những quan điểm tư tưởng nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.

Trước khi tìm hiểu về nguyên lý thiết kế các bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa 2 khái niệm này. Nguyên lý là tiền đề để xây dựng nguyên tắc, còn nguyên tắc là hệ thống các quy ước, quy định dựa trên nguyên lý phù hợp với đặc điểm, nhận thức của đối tượng. Chẳng hạn: Nước luôn luôn sôi ở 100 độ C, đây là nguyên lý tồn tại độc lập với suy nghĩ của con người nó không bị quyết định bởi suy nghĩ của con người. Nước ở 100 độ C có thể gây bỏng vì thế chúng ta bắt đầu đặt ra những quy ước ngầm là: Không được chạm tay vào nước sôi, đó chính là nguyên tắc.

Điều khác biệt cơ bản của nguyên lý và nguyên tắc là: Nguyên lý bất biến, trong khi nguyên tắc có thể thay đổi, thậm chí hủy bỏ vì nó phụ thuộc vào nhận thức của đối tượng, khi nhận thức thay đổi nguyên tắc có thể sẽ bị thay đổi để phù hợp với nhận thức đó.

Nguyên tắc trong thiết kế

Bạn vẫn sẽ thấy đâu đó người ta vẫn đề ra những nguyên tắc cho việc thiết kế, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu (branding), những nguyên tắc giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện đúng chiến lược thương hiệu của mình, đảm bảo việc đưa thông điệp đến người dùng một cách rõ ràng nhất. Một doanh nghiệp có thể phải sử dụng thiết kế trong các lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất sản phẩm, Sale & Marketing, chăm sóc khách hàng…Việc sử dụng nguyên tắc thiết kế là cần thiết để đảm bảo tính đồng nhất. Nguyên tắc thường thấy có thể là: Nguyên tắc sử dụng màu, chữ, shape, căn lề…

Bạn cũng có thể thấy ngoài phát triển thương hiệu, người ta cũng đặt ra thêm rất nhiều nguyên tắc, hầu hết những nguyên tắc đó được hình thành từ kinh nghiệm cá nhân, từ những sai lầm mà người ta mắc phải trong thiết kế, đúc kết lại. Đối với những người mới bắt đầu thì đây là một trong những kiến thức rất bổ ích, bởi bạn có thể tránh được rất nhiều những lối ngớ ngẩn nhờ các nguyên tắc đó.

Nguyên tắc có lợi?

Đến đây, có vẻ như việc sử dụng nguyên tắc có lợi nhiều hơn hại? Đúng, nếu bạn đang tìm kiếm một sự an toàn thì áp dụng nguyên tắc luôn là lựa chọn tốt nhất.

Hãy xem xét bài toán qua sông: Con người ta bắt đầu từ việc thân trần bơi qua sông, việc bơi qua sông quá tốn sức và nguy hiểm, nên người ta nghĩ ra thuyền để đi, vào mùa nước lớn thuyền có thể bị nước cuốn trôi, vì thế người ra nghĩ ra cầu bắc qua sông nó sẽ an toàn và nhanh hơn. Trong mỗi thời kỳ phương pháp làm có thể khác nhau nhưng chúng luôn có chung 1 động cơ đó là sự sáng tạo và tư duy cải tiến. Sẽ không thể có những cây cầu ngày nay nếu người ta không động não, không vấp phải những vấn đề thục tiễn trên.

Nguyên tắc đã định nghĩa sẵn những chuẩn mực, nên chúng ta có xu hướng lười tư duy, chúng ta thậm chí tôn thờ nó mà quên mất câu chuyện đằng sau. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao chúng ta luôn luôn đi bên phải đường? Tại vì nếu đi trái sẽ đâm vào người khác hoặc bị người khác đâm? KHÔNG, tại vì chúng ta được giáo dục từ hồi mẫu giáo như vậy, những bài thơ bài hát mà ngày nào bạn cũng đọc đi đọc lại “Đường em đi là đường bên phải, không đi đường ngược chiều”.

Tôi đoán là bạn đang tìm kiếm lý do tại sao chúng ta đi đường bên phải.

Kết

Sẽ không có câu trả lời tuyệt đối cho việc có hay không nên sử dụng các nguyên tắc trong thiết kế, bởi tùy vào hoàn cảnh và yêu cầu công việc mà bạn đảm nhiệm. Có điều hãy nhớ trong thiết kế nguyên lý đưa cho bạn con đường để đi, bạn đi thế nào, bằng phương tiện gì chính là thứ mà nguyên tắc chỉ cho bạn. Hãy tỉnh táo và là chính bạn trên con đường đó!